Đi xa chân chạm mây

Với thời tiết hơi “đỏng đảnh” sáng nắng chiều mưa của hè Sài Gòn, sao ta lại không đi lùng những địa điểm “săn mây” với khí hậu mát mẻ cùng cảnh đẹp lý tưởng ngay tại “sân nhà” Việt Nam mình nhỉ? Đà Lạt, Đà Nẵng, Sapa vốn đã là những điểm du lịch quen thuộc được các phượt thủ tự tin là những kẻ tiên phong trong việc chinh phục. Top 4 địa điểm săn mây mới các phượt thủ không thể làm ngơ được bật mí ngay. 

Y Tý

Luôn nằm trong top những địa điểm săn mây lý tưởng của dân phượt, xã vùng cao Y Tý nằm chênh vênh trên cực Bắc, huyện Bát Xát (Lào Cai), lưng tựa vào dãy núi Nhìu Cồ San. Nằm trên độ cao 1.805m, nơi đây được sương mù bao phủ quanh năm.


Nguồn: Internet 

Càng lên cao, các “tín đồ cuồng chân” như đang được chạm tay vào biển mây lấp loáng ánh bạc trong nắng nhẹ. Đường mòn ngoằn ngoèo chìm nghỉm trong lá rừng, chen chúc những ngôi nhà thấp thoáng trong dải mây khiến khung cảnh nơi đây quyến rũ bội lần. Đến với một thế giới khác, tách biệt với trần gian, con đường nhỏ dẫn lên Y Tý đã được nâng cấp, không còn cảnh sạt đường như vài năm trước đây.


Nguồn: Internet

Y Tý có 3 khoảng thời gian được các chân đi ưa thích đó là mùa lúa chín từ khoảng tuần thứ 3 của tháng 8 cho đến giữa tháng 9. Thời điểm “săn mây” Y Tý hoàn hảo vào khoảng từ tháng 9 đến tháng 3 hàng năm, mùa gặp mây cao nhất là từ Tết cho đến đầu tháng 4 và mùa nước đổ trên các ruộng bậc thang vào khoảng tháng 5 đến tháng 6.


Nguồn: Internet 

Kinh nghiệm “săn mây” bỏ túi cho các phượt thủ là nên đi ngay sau ngày vừa dứt mưa, có nắng. Nắng ấm sẽ xua tan lớp mù mỏng, để lộ biển mây bồng bềnh bên dưới.

Ka Lăng

Phải căng mắt mới thấy phía bên trái chót mỏm trên cùng bản đồ Tổ Quốc có một chấm xanh bé xíu là Ka Lăng của huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu – một trong những điểm săn mây đẹp ít người biết đến.


Nguồn: Internet

Đường lên Ka Lăng là những lối mòn nhỏ quanh co khúc khuỷu với những góc cua “sinh tử” một bên là vực sâu, một bên là núi cao.


Nguồn: Internet 

Mây lững thững trôi trên những hàng rào cộp mác đá tảng hay thanh gỗ xếp khéo léo hiếm thấy, Ka Lăng dễ tạo cho con người ta niềm tin vào chốn “bồng lai tiên cảnh” mà chân đi nào cũng ước muốn chinh phục một lần.

Tà Chì Nhù

Nằm ở độ cao 2.979 m, đỉnh núi Tà Chì Nhù (huyện Trạm Tấu, Yên Bái), thấp hơn đỉnh Fansipan nhưng đường lên khó khăn và vất vả gấp bội. Đối với các phượt thủ, săn mây tìm chỗ độc thì không gì là không thể.


Nguồn: Internet 

Tiết trời thích hợp cho hành trình “săn mây” Tà Chì Nhù là từ tháng 11 đến tháng 3. Vào lúc hoàng hôn và bình minh nắng sớm, “biển mây trên trời” Tà Chì Nhù lãng đãng phủ lấp núi rừng Tây Bắc có thể làm hài lòng bất cứ tay săn mây khó tính nào.

Tà Xùa

Tà Xùa thuộc địa phận xã Bản Công, Yên Bái, là ranh giới tự nhiên giữa 2 tỉnh Yên Bái và Sơn La. Đỉnh cao nhất 2.865 m, Tà Xùa xếp thứ 10 trong số những ngọn núi cao nhất Việt Nam với hình dáng giống như sống lưng khủng long tiền sử, bày ra chặng thử thách không mấy dễ vượt qua cho bất kỳ ai muốn chinh phục.


Nguồn: Internet 

Khoảng thời gian từ tháng 12 đến tháng 3 hàng năm là thời điểm hoàn hảo cho các thợ săn mây. Mây Tà Xùa có phần “dai dẳng” hơn so với các nơi khác như Y Tý, Ka Lăng,… vì điểm đặc biệt của thung lũng này là được chắn xung quanh các dãy núi nên khuất gió, mây rất lặng. Khi nắng lên rất cao, nền nhiệt độ tăng cao thì mây mới bốc lên.

Nếu đã là một chân đi thực thụ chinh phục mọi thử thách trên nhiều cung đường. Các chân đi ngại gì mà không lập hội “đi săn” ngay và luôn!