Võ Thanh Tùng: Chàng “kình ngư” chiến đấu bằng nguồn năng lượng tích cực không giới hạn

“Kình ngư” Võ Thanh Tùng tuy khiếm khuyết thể xác nhưng toàn vẹn tinh thần lạc quan và ý chí nghị lực. Với anh, những lúc khó khăn chính là thời điểm hãy cho bản thân cơ hội nhìn lại quá khứ để tìm lại nguồn năng lượng tích cực, để từ đó tiếp tục vững bước.

Sau cơn bạo bệnh năm 6 tuổi, đôi chân vốn ngày ngày chạy nhảy của cậu bé quê huyện Tân Phú, An Giang bị teo dần. Ngay cả việc đi lại hay thậm chí là đứng trên đôi chân mình, Thanh Tùng cũng không còn làm được như trước. Thế nhưng, vượt qua nỗi buồn không thể đi lại bình thường hay chạy đua với đám bạn bằng đôi chân, Thanh Tùng quyết chí dùng cánh tay của mình để lựa chọn một đường đua khác cho cuộc đời. Đó là bơi lội.


“Cuộc sống vốn dĩ muốn mình khác thường, vậy thì hãy tích cực lên và lấy nó để làm nên điều phi thường, dù đó là một điều phi thường nhỏ bé”, Thanh Tùng chia sẻ.


Bơi lội - Khởi đầu mới của một tinh thần “thép”


Năm 2005, khi hay tin thành phố Cần Thơ thông báo tuyển sinh cho đội tuyển thể thao người khuyết tật, Võ Thanh Tùng đã nắm lấy cơ hội này để có thể làm-một-điều-gì-đó cho cuộc đời mình. Lúc đó, không phải bơi lội mà cầu lông mới là sự lựa chọn ban đầu của anh. Tuy nhiên, chi phí tập luyện đắt đỏ, cộng với trang thiết bị dụng cụ để thi đấu lại vô cùng tốn kém, điều kiện tài chính của một chàng sinh viên vừa tốt nghiệp đã không cho phép anh theo đuổi con đường ấy.


Tưởng lại dở dang thêm một cơ hội, cái duyên đã cho anh gặp gỡ thầy Bùi Thanh Tâm - Huấn luyện viên thể thao của Trường Trung cấp Thể dục thể thao TP. Cần Thơ. Sau vài vòng bơi thử thách, khả năng bơi lội vượt trội của chàng thanh niên miền sông nước đã giúp anh được chiêu mộ. Những ngày đầu tiên là những ngày đáng nhớ nhất. Vì chưa quen với tần suất tập luyện dày đặc, cộng với rào cản về mặt thể chất, những cơn chuột rút, đau mỏi cơ tay cứ thế như cơm bữa. Những lúc ấy, anh chỉ còn biết tự nhủ với mình hãy cố lên, cố thêm một chút nữa.


Không phụ lòng mong đợi của huấn luyện viên Bùi Thanh Tâm, ngay trong lần đầu tham dự Đại hội thể thao người khuyết tật toàn quốc, anh đã đem về 2 HCV và 1 HCB. Đến năm 2009, anh được gọi vào đội tuyển Thể thao người khuyết tật Việt Nam và có thêm cơ hội để chứng minh bản lĩnh của mình với hàng loạt tấm huy chương danh giá tại cái giải đấu thể thao lớn trên thế giới.


Cú hích năm 2012 - Tôi chọn không bỏ cuộc!


Mọi thứ sẽ suôn sẻ và chẳng có gì đáng nói nếu như cuộc sống không một lần nữa cho anh một phép thử.


Với niềm khao khát mạnh mẽ, Võ Thanh Tùng đã xác định tấm HCV của Thế vận hội Paralympic London 2012 sẽ là điểm đến tiếp theo của mình. Tuy nhiên, khi chỉ còn khoảng 2 tháng trước ngày thi đấu, anh đã gặp chấn thương vai trong lúc tập luyện. Cường độ tập luyện quá khắc nghiệt, chấn thương vai ngay lúc thể chất không ở tình trạng tốt khiến việc cử động tay bình thường thôi cũng đã trở nên vô cùng khó khăn, chứ chưa kể đến các thao tác mạnh và dùng nhiều lực lúc bơi lội.


Lúc đó, cơ hội đạt huy chương cho giải đấu sắp tới của anh hầu như không có. Chán nản, buồn bã nhưng đáng sợ nhất, anh đã nghĩ đến chuyện giải nghệ. Anh chia sẻ, chưa bao giờ trong suốt hành trình của mình, hai chữ “bỏ cuộc” lại hiện hữu và có sức ám ảnh nhiều đến như vậy.


6 tháng liên tiếp, anh quyết định trở về nhà để hồi phục sức khỏe. Đó cũng là 6 tháng đầy khó khăn khi anh phải đứng trước hai sự lựa chọn, giữa buông hay là nắm. Trong một lần, khi được chứng kiến những bạn nữ của đội tuyển đang ra sức tập luyện vất vả, anh nhìn lại chặng đường dài mà anh đã phấn đấu vì đam mê. Anh thấy mình đã đi rất xa, và chính những thành tích, những tấm huy chương đáng tự hào trên chặng đường ấy là thứ đã thắp lên trong anh nguồn năng lượng tích cực để anh tiếp tục chinh phục thử thách lần này.


“Hành trình của mình đã đi đến tận đây, thất bại nhiều nhưng thành công cũng không ít, không thể nào bây giờ lại từ bỏ cơ hội chinh phục những thử thách mới?”


Và anh đã trở lại, mạnh mẽ hơn nhưng cũng chai lì hơn. Kể từ giây phút ấy, sự tích cực là thứ luôn bùng cháy trong chính bản thân anh, thôi thúc anh bước tiếp.


Chỉ cần mình có năng lượng tích cực


Kể từ ngày hôm ấy, trong suốt chặng đường tiếp sau của mình, anh chưa bao giờ cho phép bản thân gục ngã. Anh ngày đêm luyện tập, đặt mục tiêu ngày hôm sau phá vỡ kỉ lục của ngày hôm trước. Các bài tập hàng ngày của anh bao gồm đu xà, tập tay, đến tập bơi từ 1800m tăng dần lên theo cấp độ.


Và rồi trong nhiều năm liên tiếp cho đến nay, anh đã đạt được nhiều thành tích đáng tự hào và thiết lập thêm những kỷ lục mới tại các thế vận hội thể thao ASEAN Paragames 2014, 2018.


Anh cho biết, trong bất kì hành trình nào đi chăng nữa, anh cũng luôn cho bản thân những giây phút nhìn lại, không chỉ nhìn lại những thành tựu đáng tự hào, mà còn cả những khó khăn, thử thách bản thân trải qua để xem mình đã đi xa đến nhường nào. Bởi chúng chính là nguồn động lực lớn lao để giúp anh giữ vững sự tích cực trong mình và chiến đấu tới cùng.


“Cuộc sống vốn chẳng thể nào tươi đẹp mãi, nếu có thể hãy đón nhận mọi thứ với một thái độ tích cực. Bởi chính những khi tích cực nhất mình sẽ nhận rõ khả năng của bản thân để sẵn sàng vượt mọi giới hạn”.

Với sứ mệnh truyền tải nguồn năng lượng tích cực, Red Bull tin rằng mỗi người tuy hướng đến những một mục tiêu khác nhau, nhưng điểm chung kết nối tất cả chúng ta chính là “hành trình”. Trong đó, mỗi thành công, hay mỗi thất bại đều góp phần định nghĩa hành trình ấy. Việc can đảm nhìn lại những gì đã trải qua chính là yếu tố then chốt giúp giải phóng nguồn năng lượng tích cực, đưa bạn trở lại đường đua mạnh mẽ và vững vàng hơn bao giờ hết. 


Hãy cùng Red Bull nạp lại năng lượng tích cực qua clip ngắn “Đánh Thức Năng Lượng Tích Cực Trong Bạn!”