Bằng đại học chưa phải là tất cả
Chặng đường học Đại học là những phút giây miệt mài trên
ghế giảng đường, là những đêm trắng dùi mài kinh sử, là những hoài bão ước mơ
được nhen nhóm từng ngày. Đó cũng là khoảng thời gian tuyệt vời để bạn trải
nghiệm cuộc sống với những câu lạc bộ đội nhóm, những hoạt động tình nguyện hoặc
đi làm thêm trang trải cuộc sống.
Sau khi tốt nghiệp với tấm bằng Đại học trên tay, không ít sinh viên luôn trăn trở sẽ làm gì tiếp theo. Trên thực tế, có khoảng 225,000 cử nhân, thạc sĩ thất nghiệp (tính đến quý III/2015). Vậy tấm bằng Đại học có phải là tất cả?
Những lựa chọn khác ngoài học Đại học
Nguồn: Internet
Dù không học hết Đại học, Bill Gates vẫn trở thành người
đồng sáng lập, chủ tịch tập đoàn và kiến trúc sư trưởng của tập đoàn Microsoft
nổi tiếng, đồng thời là một trong những người giàu nhất thế giới. Như vậy, trong
thực tế có nhiều người không qua trường Đại học hoặc rời bỏ trường Đại học
nhưng vẫn là người thành đạt trong cuộc sống bởi lẽ, họ đã hoạch định sẵn định
hướng và mục tiêu sau khi rời giảng đường.
Tất nhiên việc kể tên những tấm gương làm giàu không phải để khuyến khích bạn không nên học Đại học mà để chỉ ra rằng bạn vẫn hoàn toàn có thể thành công bằng việc đi những con đường khác. Với điều kiện bạn cần biết thế mạnh của bản thân là gì và mình thật sự muốn gì
Kinh
doanh
Câu nói khi xưa của ông bà ta “phi thương bất phú” đến
ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Mạng xã hội phát triển việc quảng cáo, bán mua
chưa bao giờ đơn giản hơn thế với hàng loạt các shop online phát triển, các dự
án offline như hội chợ cuối tuần, holiday market...
“Sau khi thất bại trong dự án khởi nghiệp lần đầu tiên, đến tháng 12/2014, tôi và một số người bạn có niềm đam mê khởi nghiệp đã quyết định hợp tác và tạo nên cửa hàng Orisoy như hiện nay. Tôi muốn nhắn nhủ các bạn hãy cứ theo đuổi đam mê, có mục tiêu rõ ràng và phải có bản lĩnh chinh phục mục tiêu ấy thì nhất định thành công sẽ mỉm cười. ” Đây là lời chia sẻ của anh Trần Minh Mạnh – Đồng sáng lập thương hiệu Orisoy (chuỗi cửa hàng tàu hũ được rất nhiều bạn trẻ Việt yêu thích).
Nguồn: Trần Minh Mạnh
Vì sao không thử sức ở mảng kinh doanh nếu bạn thực sự
muốn?
Học
nghề
Pha chế barista, bếp trưởng của một tiệm bánh, DJ cho những
buổi tiệc thật sung hoặc nhà tạo mẫu tóc đầy điêu luyện hoàn toàn cho thấy học
nghề luôn có một độ “hot” nhất định.
Với chi phí ít, thời gian tốt nghiệp ngắn và có thể kiếm việc ở bất cứ đâu chính là những ưu điểm khiến các bạn trẻ đăng kí vào các trường nghề ngày càng nhiều. Không những thế, nếu chăm chỉ làm việc và nỗ lực không ngừng, bạn có thể kiếm được thu nhập khoảng 8-10triệu/tháng. Cũng đáng để xem xét đúng không nào?
Nguồn: Internet
Gap
year
Gap year thường là 12 tháng mà bạn quyết định “nghỉ giữa
hiệp” trong một quá trình học tập hay làm việc, cho phép bạn tìm đến những kế
hoạch khác biệt (so với cuộc sống thường ngày).
Bạn có thể “F5” bản thân thông qua các hoạt động xã hội,
làm một công việc thời vụ, tham gia học ngoại ngữ hoặc ôn thi để “săn” học bổng
cũng là những gợi ý thú vị đấy chứ.
Bản
lĩnh chinh phục mục tiêu!
Bạn có thể không cần giỏi cái mà ai cũng giỏi, bạn chỉ cần
giỏi ở cái mình thích. Được làm những công việc mình đam mê và thu nhập ổn định
sẽ là một bước đệm vững chắc cho tương lai sau này. Nếu mục tiêu của bạn là đậu
Đại học hoặc làm những việc “thay thế” khác thì hãy triển ngay. Vì tuổi trẻ là
phải dấn thân và thể hiện Bản lĩnh chinh phục mục tiêu của mình!